0916901234

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả

Các loại phân bón lúa hiện nay

Bón phân là khâu quan trọng nhất trong việc trồng và chăm sóc lúa. Để cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao thì ngoài việc bón phân đúng kỹ thuật thì việc lựa chọn đúng loại phân bón cũng là một trong yếu tố quyết định.

Có rất nhiều loại phân bón cho lúa; nhưng nếu xét về nguồn gốc phân bón thì chia ra làm 2 loại chính. Đó là, phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

Phân bón vô cơ là gì?

Phân bón vô cơ (hay còn gọi là phân bón hoá học, phân khoáng,…) là chất hoặc hợp chất hoá học. Thành phần hoá học của nó bao gồm nguyên tố dinh dưỡng dùng để nuôi dưỡng cây trồng.

Phân bón vô cơ có thể ở dạng phân đơn như: đạm, lân, kali; hoặc ở dạng hỗn hợp như: NPK, NPK+TE

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên như: Tàn dư thân, lá cây; chất thải động vật; chất thải của nhà máy sản xuất thuỷ, hải sản; than bùn hoặc chất thải từ sinh hoạt, nhà bếp.

Phân bón hữu cơ còn được chia thành 2 dạng:

-Phân bón hữu cơ truyền thống: Phân xanh, phân chuồng, phân rác,….

-Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ vi sinh; phân bón hữu cơ sinh học; phân bón hữu cơ khoáng.

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả?

Lượng phân bón yêu cầu đối với lúa sẽ được phân bổ như sau:

Lúa ngắn ngày sẽ bón ít phân hơn so với giống dài ngày.

– Sử dụng khoảng 95-120kg đạm đối với lúa thuần chủng; 100-130kg đối với giống lúa lai.

– Lượng phân lân khoảng 50-70kg cho giống thuần; 50-80kg đối với giống lai.

– Lượng kali khoảng 50kg/1ha vào đợt đón đòng. Lúa ngắn ngày sẽ rơi vào 40-50kg, lúa dài ngày sẽ là 50-60kg.

Giai đoạn 1: Bón phân lót cho lúa

là giai đoạn bón phân lúc làm đất hoặc trước khi cày bừa lần cuối. Giai đoạn bón lót, bà con nên bón loại phân có đầy đủ các yếu tố N,P và K; hàm lượng đạm chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phân bón. Tuy nhiên, đối với mạ già hoặc giống lúa ngắn ngày, bà con có thể điều chỉnh tăng lượng đạm lên nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Bón thúc cho lúa đẻ nhánh

Thực hiện bón thúc cho lúa sau 15-20 ngày sau khi cấy. Trong thời kỳ này, đạm là yếu tố quan trọng, giúp lúa đẻ nhánh nhanh. Lượng đạm cần bón trong thời kỳ này vào khoảng 70% trên tổng lượng đạm cả vụ.

Tuy nhiên, đối với đất nhiễm phèn hoặc đất chua thì cần chọn phân bón là phân lân nhằm giảm độc tố cho đất, hạn chế phèn và chua. Tuy nhiên cần tránh phân lân dính lên lá gây cháy lá.

Giai đoạn 3: Bón thúc đón đòng cho lúa

Bón thúc đón đòng sau 40-45 ngày sau khi cấy. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất của cả vụ lúa. Ở giai đoạn này, bà con nên bón đạm kết hợp với kali, giúp cứng cây và nuôi hạt. Đối với giống lúa đẻ nhánh ít hoặc giống dài ngày, cấy thưa; thì cần chú trọng giai đoạn bón đón đòng bằng kali; giúp nuôi bông to và chắc hạt. Tăng cường kali với đất phèn, kiềm hoặc với thời điểm vụ bị mưa nhiều.

Giai đoạn 4: Bón nuôi hạt

Giai đoạn này, bà con bón loại phân NPK, lượng phân bón là khoảng 12-15kg/ha/lần; bón 1 đến 2 lần trong giai đoạn này.

Bà con có thể dùng phân bón lá đối với những nơi đất giữ phân kém.

Tại sao nên dùng phân bón hữu cơ sinh học?

Phân bón vô cơ đã được sử dụng từ khá lâu ở Việt Nam. Đối với phân bón, thì phân đạm chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, do đạm vô cơ làm nhiễm độc đất; gây thoái hoá đất; chua đất hoặc phèn đất. Vì vậy, bà con sẽ cần thêm khoản chi phí để cải tạo cho đất sau một thời gian canh tác nhất định. Ưu điểm của phân vô cơ là hàm lượng phân đậm đặc nên dễ dàng vận chuyển, dễ lưu trữ và bảo quản so với phân hữu cơ truyền thống.

Ngày nay, với công nghệ phát triển, phân hữu cơ sinh học đã dần thay thế cho phân vô cơ vì những ưu điểm vượt trội của nó.

Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học

Ngoài những ưu điểm như của phân vô cơ so với phân hữu cơ truyền thống; phân bón hữu cơ sinh học còn có những ưu điểm sau:

– Phân bón hữu cơ sinh học mang đặc tính của phân bón hữu cơ truyền thống; tức là cung cấp đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng; đồng thời giúp cải tạo, cân bằng đất; tăng độ phì nhiêu cho đất.

– Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học rất đơn giản; không sợ gây chết cây; không làm thoái hoá đất.

– Sử dụng được cho tất cả các thời kỳ của cây trồng.

– Giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn do trong phân hữu cơ sinh học có chứa các sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu; hay vi sinh vật cố định đạm.

– Các vi sinh vật trong phân bón hữu cơ sinh học còn có tác dụng bảo vệ đất; thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đất; tăng cường sức đề kháng cho cây trồng; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; Từ đó giúp tăng chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

– Phân bón hữu cơ sinh học cũng thân thiện với môi trường, con người và động vật. Vì vậy, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.